Những nghiên cứu khoa học của các bác sĩ chuyên khoa đã phân loại căn bệnh này thành hai nhóm: đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Trong đó có khoảng 10% số bệnh nhân mắc bệnh thuộc type 1 (hệ thống miễn dịch yếu, các tế bào sản xuất insulin tuyến tụy bị vô hiệu hóa, hoặc do di truyền, do virus).
Phổ biến hơn là bệnh đái tháo đường thuộc type 2 (giảm đề kháng insulin do các nguyên nhân bên ngoài), nhóm này chiếm khoảng 90% trong tổng số người mắc bệnh. Khi mắc chứng bệnh này, bất kể type 1 hay 2, cơ thể người bệnh sẽ mất hoặc rối loạn khả năng tự cân bằng lượng đường, lúc đó các tế bào sẽ thiếu năng lượng do không nạp được lượng đường cần thiết trong khi đường tích tụ trong máu lại dẫn đến tình trạng dư thừa.
Triệu chứng của người bệnh đái tháo đường
Theo thống kê khi tiếp nhận các ca bệnh đái tháo đường thì có đến 46% số bệnh nhân không biết mình đã mắc bệnh. Đây là một tình trạng khá nguy hiểm, do đó, mọi người cần có những hiểu biết về những triệu chứng dưới đây để phát hiện bệnh và sớm có pháp đồ điều trị
Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều lần hơn người bình thường.
Nhanh bị đói ở giữa buổi, muốn giảm khoảng cách các bữa ăn.
Cơ thể bị sụt cân nhanh mặc dù vẫn ăn uống bình thường, thậm chí là đã ăn nhiều hơn.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, dễ khó chịu và nổi cáu với những người xung quanh.
Suy giảm thị lực sút rõ rệt mà không rõ nguyên nhân.
Các vết loét, vết nhiễm trùng xuất hiện thường xuyên ở da, ở âm đạo, các bộ phận của đường tiết niệu và khó khăn trong việc phục hồi, chữa lành.
Có những vùng da tối màu, thường là ở cổ hoặc nách cũng là dấu hiệu để phát hiện sức đề kháng insulin yếu dẫn đến đái tháo đường.
Nếu không sớm phát hiện bệnh và điều trị đúng hướng, đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiêu biểu nhất là những biến chứng như tai biến mạch máu não, gan nhiễm mỡ, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng, viêm loét chân tay, suy thận, các bệnh về mắt và về xương khớp,…
Những nguyên nhân của bệnh đái tháo đường
Do di truyền qua gene: người có bố hoặc mẹ mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Ăn uống không điều độ: ăn quá nhiều chất béo và đồ ăn sẵn, ít thực phẩm xanh chứa chất xơ, uống nhiều bia rượu,…
Ngồi làm việc liên tục, ít vận động.
Do môi trường làm việc căng thẳng, chịu stress thường xuyên và kéo dài.
Ngoài ra, những người cao tuổi hoặc người có tiền sử rối loạn hấp thu glucose …cũng có nguy cơ mắc chứng tiểu đường cao. Cung cấp chất điện giải cho cơ thể với Phytopowder NUTRILITE giúp tăng cường sức khỏe.
Chuẩn đoán bệnh tiểu đường
Ngay khi thấy cơ thể mình có những triệu chứng của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm máu nhằm xác định lượng đường trong máu đang ở mức độ nào. Điều này càng quan trọng đối vơi những trường hợp bệnh nhân là phụ nữ đã từng có những biểu hiện thai sản đặc biệt. Có các cách chuẩn đoán chủ yếu sau để xác định một người có mắc bệnh hay không:
Thứ nhất: Người được khám có các triệu chứng lâm sàng của bệnh đái tháo đường; lượng đường trong huyết tương ≥ 11,1 mmol/l
Thứ hai: lượng đường trong huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l.
Thứ ba: lượng đường trong huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (khi dùng liệu pháp dung nạp glucose bằng đường uống, sau 2 giờ)
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Căn cứ vào cơ sở thực tế về tình trạng bệnh khi khám lâm sàng của mỗi người để có những phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh đái tháo đường thường được điều trị bằng những phương pháp chủ yếu sau:
Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu để giữ ở mức độ ổn định.
Sử dụng các thảo dược hỗ trợ điều trị theo đúng chỉ dẫn.
Dùng thuốc, tiêm insulin và các biện pháp trị liệu khi cần thiết theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc sử dụng nước uống reserve hỗn hợp gel trái cây tế bào gốc
Những biện pháp trên có thể khống chế bệnh đái tháo đường những chưa phải là biện pháp điều trị tận gốc. Phương pháp mới điều trị bằng tế bào gốc (nghĩa là sử dụng những tế bào còn non và còn có khả năng phát triển thành các loại tế bào làm những chức năng khác nhau trong cơ thể để tái tạo lại cơ quan bị tổn thương) đang được kỳ vọng là giải pháp hữu hiệu cho những bệnh nhân đái tháo đường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét